1. GS. Andrea Schaerf, DPIA, Đại học Udine, Ý
Andrea Schaerf nhận bằng Tiến sĩ Khoa học Máy tính tại Đại học Rome "La Sapienza" vào năm 1994. Từ năm 1996 đến 1998, ông là Giảng viên tại cùng trường đại học này. Từ năm 1998 đến 2005, ông đảm nhiệm vai trò Phó Giáo sư tại Đại học Udine, nơi ông đã là Giáo sư Chính thức từ năm 2005. Từ năm 2015 đến 2021, ông là Trưởng Khoa Kỹ thuật Quản lý.
Ông từng là Chủ tịch Chương trình của Hội nghị Quốc tế lần thứ 11 về Thực tiễn và Lý thuyết trong Lập thời khóa biểu Tự động (PATAT 2016) và Hội nghị Quốc tế về Siêu Heuristic lần thứ 9 (MIC 2011). Ông là thành viên trong ban biên tập của các tạp chí International Transactions in Operational Research và Journal of Scheduling.
Ông từng là Diễn giả Toàn thể tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 6 và 13 về Thực tiễn và Lý thuyết trong Lập thời khóa biểu Tự động (PATAT 2006 và PATAT 2022), diễn giả tại Trường Hè Quốc tế lần thứ nhất về Siêu Heuristic (MESS 2018), và diễn giả khách mời tại Hội nghị Thường niên lần thứ 27 của Hiệp hội Nghiên cứu Tác nghiệp Bỉ (ORBEL 27, 2013).
2. PGS.TS. Huỳnh Thị Thanh Bình, Đại học Bách Khoa Hà Nội
PGS. Huỳnh Thị Thanh Bình hiện là Phó Hiệu trưởng Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông, Trưởng nhóm nghiên cứu Tính toán thông minh và Tối ưu, Đại học Bách khoa Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng khoa học ngành Khoa học thông tin và Máy tính, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia – NAFOSTED. Hướng nghiên cứu: Artificial Intelligence (Trí tuệ nhân tạo), Algorithms and Optimization (Thuật toán và tối ưu), Computational Intelligence (Trí tuệ tính toán), Evolutionary Multitasking (Tiến hóa đa nhiệm).
PGS. Huỳnh Thị Thanh Bình đã công bố hơn 150 bài báo trên các tạp chí, hội thảo quốc tế đầu ngành trong lĩnh vực Tính toán tiến hoá như AAAI, GECCO, CEC, Knowledge-Based Systems, Applied Soft Computing, Transactions on Evolutionary Computation... PGS. Huỳnh Thị Thanh Bình là thành viên Ban biên tập tạp chí Engineering Applications of Artificial Intelligence (2021- nay), IEEE Transactions on Emerging Topics in Computational Intelligence (2022-nay), Swarm and Evolutionary Computation (2023-nay).
Trong 5 năm gần đây, nhóm đã đóng góp nhiều cho cộng đồng nghiên cứu về Tiến hoá đa nhiệm. PGS Bình và nhóm nghiên cứu đã giành giải Nhất tại cuộc thi Tiến hóa đa nhiệm, Tối ưu đa nhiệm đơn mục tiêu, Đại Hội nghị Trí tuệ tính toán toàn cầu của Hiệp hội kỹ thuật Điện Điện tử năm 2018, 2022 (World Congress on Computational Intelligence); Hội nghị Tính toán tiến hóa của Hiệp hội kỹ thuật Điện Điện tử năm 2021 (Congress on Evolutionary Computation); Giải Nhất trong cuộc thi Tối ưu toàn cục trên bộ test được tạo ra bởi dữ liệu số chuẩn tổng quát năm 2024 (The 2024 Genetic and Evolutionary Computation Conference (rank A)). PGS. Bình là Chủ biên của giáo trình Tính toán tiến hoá.
PGS. Bình đã là chủ nhiệm của các đề tài nghiên cứu của Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia, đề tài song phương Nafosted – DFG (Việt Đức), Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup, Văn phòng nghiên cứu Hải quân (ONR), Trung tâm nghiên cứu Quân đội Hoa Kỳ …
3. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Doanh, Trường Đại học VinUniversity
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Doanh hiện công tác tại Khoa Kỹ thuật và Khoa học Máy tính (CECS), Trường Đại học VinUni. PGS Nguyễn Ngọc Doanh tham gia giảng dạy rất nhiều khóa học về mô hình hóa và mô phỏng với các dự án thực tế. Ông đồng thời là Trưởng phòng thí nghiệm Cosmos thuộc Trung tâm Trí tuệ Môi trường (CEI), VinUni và Giám đốc khu vực Đông Nam Á của mạng lưới UMMISCO – mạng lưới quốc tế về mô hình toán học và tính toán cho các hệ thống phức tạp.
Các nghiên cứu của PGS tập trung vào phát triển và ứng dụng các phương pháp mô hình hóa liên ngành trong các dự án phát triển bền vững quy mô lớn. Cụ thể, tập trung xây dựng phương pháp tích hợp giữa mô hình dựa trên phương trình và mô hình dựa trên tác tử (agent-based) để phát triển mô hình song sinh kỹ thuật số (digital twins), nhằm nghiên cứu các hệ thống xã hội – môi trường phức tạp với các chủ đề đa dạng như phát triển đô thị, giao thông vận tải, quản lý tưới tiêu, quản lý chất thải, dịch tễ học và quản lý thủy sản.
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Doanh cũng có nhiều kinh nghiệm trong phát triển mô hình địa không gian nhằm hỗ trợ xây dựng chính sách y tế cộng đồng cho dịch bệnh Covid-19 và bệnh lao.
4. TS. Huỳnh Quang Nghị, Trường Đại học Cần Thơ
TS. Huỳnh Quang Nghị là giảng viên tại Bộ môn Kỹ thuật Phần mềm, Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam. Công việc của anh tập trung vào các chủ đề như bản sao số (digital twins), mô hình dựa trên tác tử (agent-based modeling) và tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) trong các ứng dụng quy hoạch đô thị, thích ứng với biến đổi khí hậu và giáo dục vì sự phát triển bền vững.
Với vai trò là một trong những nhà phát triển cốt lõi của nền tảng mô phỏng GAMA, anh hỗ trợ việc xây dựng các mô phỏng không gian được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu và hoạch định chính sách trên toàn thế giới.
Anh nhận bằng Tiến sĩ Khoa học Máy tính tại Đại học UPMC (Paris VI), Pháp, và đã công bố nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến mô phỏng, mô hình hóa sử dụng đất và công nghệ thành phố thông minh. Công việc của anh tạo cầu nối giữa nghiên cứu, giáo dục và giải quyết các vấn đề thực tiễn đa ngành, đa lĩnh vực.
Tiến sĩ Huỳnh Quang Nghi đã đảm nhận vai trò quan trọng trong nhiều dự án quốc tế:
- COMOKIT (2020–2022): dẫn dắt phát triển mô hình mô phỏng và đánh giá các chiến lược giảm thiểu COVID-19 ở cấp độ cá nhân và cộng đồng.
- GEMMES Việt Nam (AFD/IRD): phát triển các mô phỏng để đánh giá tác động kinh tế – xã hội của biến đổi khí hậu và hỗ trợ chính sách phù hợp với Thỏa thuận Paris.
- ESCAPE (ANR/IRD): thực hiện nghiên cứu sau tiến sĩ về lập kế hoạch sơ tán trong điều kiện căng thẳng và bất định.
- SIMPLE (2023–2027, EU-ASEAN): hiện đang dẫn dắt nhóm địa phương xây dựng môi trường 3D tương tác phục vụ giáo dục môi trường tại khu vực hạ lưu sông Mê Kông.